Mọi người thường được khuyến khích uống tám ly nước mỗi ngày, tức khoảng hai lít nước là đúng và đủ. Một số người còn cài đặt các ứng dụng điện thoại để theo dõi lượng nước uống nhằm đảm bảo luôn giữ đúng chỉ tiêu trên. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo việc bạn uống bao nhiêu nước không quan trọng bằng uống như thế nào và khi nào.
- Thời điểm uống
- Ngay khi thức dậy lúc sáng sớm, khi chưa ăn sáng, bạn nên uống khoảng 300ml nước. Đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất, bổ sung lượng nước mất trong đêm và giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn.
- Trước khi đi ngủ: Bạn nên uống một lượng nước nhỏ thôi, không nên uống nhiều để tránh mất ngủ và làm mắt bị căng mọc, sưng vào sáng hôm sau.
- Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn khoảng 2 – 2,5 giờ. Bởi nếu uống nước khi ăn hoặc sau khi ăn sẽ pha loãng dịch vị tiêu hóa của dạ dày, gây cản trở tiêu hóa.
- Trước và sau khi vận động: Bạn nên uống khoảng 200 – 500 ml nước trước và sau khi vận động, đặc biệt là những cuộc vận động tiêu hao nhiều thể lực nhằm bổ sung dự phòng cho lượng nước sẽ bị mất, nên uống chậm và ngụm nhỏ
Cần uống nước thường xuyên để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của tế bào, điều hòa nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.
2. Lượng nước uống
Tuỳ vào cơ địa của từng người mà lượng nước cần thiết cũng
khác nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mỗi ngày uống 2 lít nước sẽ
giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.
Với trẻ sơ sinh, lượng chất lỏng ít nhất cần bù là 0,6 lít mỗi ngày, trẻ nhỏ là 1,7 lít. Với người tập luyện thể thao hàng ngày hoặc lao động nặng, lượng nước cần uống có thể tới trên 3 lít vì phải bù đủ số nước cho lượng mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, nên uống thành từng ngụm nhỏ để tránh bị loãng máu, gây mất tập trung.
3. Loại nước
- Nước đá: Khi ăn, các bác sĩ khuyên bạn không nên uống nước đá và đồ uống có đá dưới 10°C, vì nó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đặc biệt là những người có chức năng tiêu hóa yếu, có thể gây ra sự tích tụ thức ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa và các khó chịu khác.
- Nước lọc: So với những người uống nước lạnh, thì việc uống nước lọc (ở nhiệt độ phòng) có thể tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với lượng calo của 1 quả trứng luộc, hai quả cam hoặc nửa bát cháo. Điều này có thể giúp ích dù không nhiều cho những người kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn kiêng và duy trì việc giảm cân.
- Nước ấm (từ 40-50°C)có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.
- Nước nóng trên 65°C, theo Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Ung thư Quốc tế, có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Do đó khi uống nước, tốt nhất là nên uống nước ấm, tức là phải đảm bảo không quá nóng cũng không quá lạnh.
4. Cách uống
- Không nên chờ đến khi thật khát rồi uống liền mấy ly nước vì đó là một thói quen có hại cho thận. Bởi vì uống nhiều nước một lúc khiến thận bị quá tải, làm suy giảm chức năng của thận, ngoài ra còn gây rối loạn chất điện giải trong máu. Ngoài ra còn gây hại cho hệ tim mạch như làm tăng huyết áp.
- Nên chia nhỏ lượng nước khi uống, không nên uống một lượng nước lớn trong một lần, bởi như thế nước sẽ không được hấp thụ tốt mà còn trở thành gánh nặng cho cơ thể bạn.
- Nên uống nước khi ngồi. Uống nước khi di chuyển hoặc đang lái xe có nghĩa bạn đang bắt cơ thể làm việc đa nhiệm và cơ thể không thể tập trung hoàn toàn vào việc hấp thụ nước. Vì vậy, hãy ngồi thoải mái, hít một hơi sâu và bắt đầu uống nước chầm chậm như bạn đang thưởng thức một món ăn ngon vậy.
- Không nên uống nước nhiều trong khi ăn vì sẽ làm phức tạp thêm quá trình tiêu hóa. Tỷ lệ lý tưởng nhất là 50% dạ dày của bạn được lấp đầy bằng thực phẩm, 25% là nước và 25% còn lại để cho các loại nước của đường tiêu hóa.
Nguồn: Sưu tầm